Nuôi cá cảnh là thú tiêu khiển, là cách giải trí vô cùng tao nhã lành mạnh, lại không mấy tốn kém. Đối với người chơi cá cảnh, ai cũng mong muốn cho mình có một bể cá lúc nào cũng trong, xanh, sạch đẹp. Một chiếc bể có nước trong vắt và ổn định là tiêu chí hàng đầu để bảo vệ sức khỏe của cá. Vinong hướng dẫn cho các bạn “ Cách làm nước bể cá trong vắt”, giúp cá luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

1. Có nên nuôi cá bằng nước trong vắt không?
Bể cá cảnh có nước trong vắt nhìn thật bắt mắt và sang trọng. Bể cá cảnh không chỉ là trang trí, giải trí mà còn có tác dụng phong thủy rất lớn.
Nước trong vắt chưa chắc là tốt đối với cá. Nước trong vắt khi nuôi cá chỉ tốt khi chúng phù hợp với cá như: đầy đủ khoáng chất, không ô nhiễm, an toàn và lành tính với vật nuôi.
Chính vì vậy, khi nuôi cá chúng ta phải chú ý vừa xử lý nước trong vắt và nước phải an toàn, lành tính với cá cảnh. Nếu làm được như vậy, vừa tốt cho sức khỏe của cá vừa đảm bảo mỹ quan, phong thủy nuôi cá cảnh.

2. Vì sao phải xử lý nước hồ cá?
Bạn cứ tưởng tượng, nếu không xử lý nước hồ cá sau 3 – 5 ngày sẽ ra sao? Chắc hẳn nước vừa đục, vừa xanh, vừa ô nhiễm khiến cá không sống nổi. Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao phải xử lý nước hồ cá nhé:
– Giúp đảm bảo sức khỏe cho cá
– Trông bể cá rất sạch, đẹp, sang trọng, nhìn thích mắt
– Giúp phong thủy ngôi nhà luôn vượng và mạnh mẽ
– Giúp trang trí phong cảnh

3. Nguyên nhân bể cá bị đục
Để xử lý nước bể cá trong vắt, trước tiên chúng ta phải tìm ra nguyên nhân khiến nước bể các bị đục.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đục cho bể cá. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến bể cá cảnh bị đục như sau:
3.1 Thức ăn dư thừa nhiều
Hầu hết cá cảnh chỉ tiêu thụ được 45 – 50% lượng thức ăn cho vào trong hồ, phần thức ăn còn lại lơ lửng hoặc rơi xuống đáy làm thức ăn cho các vi sinh vật. Thức ăn dư thừa nhiều rất dễ gây đục hồ cá và tạo điều kiện phát triển cho hệ vi sinh vật gây hại, gây bệnh cho cá
3.2 Phân thải của cá nhiều
Chất thải của cá gồm: phân thải, nước tiểu, dịch nhờn của cá … khi thải ra nhiều mà không xử lý kịp thời, gây ô nhiễm môi trường sống của cá và gây bẩn hồ nuôi cá cảnh
3.3 Chất lượng nước thay kém
Nước nuôi cá có thể lấy từ các nguồn như: nước mưa, nước máy, nước giếng, nước ao, hồ, sông, suối …. Nếu nước không được xử lý đúng cách, khi lấy vào bể nuôi các cảnh rất dễ gây đục và có chứa nhiều mầm bệnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cá cảnh
3.4 Chưa lau chùi, vệ sinh bể nuôi kỹ càng
Bể kính khi nuôi cá cảnh không được lau chùi sạch, khi nuôi cá nhìn vào nước trông không được trong vắt vì chúng ánh xạ các bề mặt bẩn vào nước, gây ra màu nước trông đục và không bắt mắt
Chính vì vậy, cần phải lau chùi, vệ sinh bể cá thật sạch sẽ bằng các dụng cụ lau chùi bể cá chuyên dụng
3.5 Hệ thống lọc kém hoặc chưa có hệ thống lọc
Khi lấy nước vào bể nuôi cá cảnh mà không lọc hoặc hệ thống lọc kém, màu của nước nuôi cá không được trong vắt, đồng thời nước đầu vào chứa nhiều tảo, nấm, rong rêu … gây đục nước hồ cá cảnh
Dụng cụ lọc nước dù có cũng không đảm bảo cho hồ cá có nguồn nước sạch lâu dài. Hệ thống lọc nước chỉ hỗ trợ một phần giúp nước đỡ bẩn mà thôi. Tuy nhiên, nếu được trang bị hệ thống lọc tốt sẽ giúp làm cho nước bể cá trong vắt dễ dàng hơn.
3.6 Tảo, rêu, nấm độc, phát triển
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào bể cá cảnh, rêu, tảo rất dễ phát triển. Chúng lấy thức ăn dư thừa, chất thải của cá, oxy của nước trong bể cá … phát triển rất mạnh và gây đục nước bể cá cảnh!
3.7 Thay nước không đúng cách
Thay nước cho hồ cá phải đúng cách, không nên thay toàn bộ nước trong hồ mà chỉ thay 1/3 lượng nước, giúp cá không bị sốc và chất lượng môi trường sống của cá ổn định
3.8 Hệ vi sinh hồ cá kém phát triển
Lượng chất thải, thức ăn dư thừa nhiều dẫn đến nhiều hệ lụy. Hệ vi sinh vật hữu ích có trong hồ cá không đủ để xử lý các loại chất thải hữu cơ gây đục hồ
3.9 Mật độ cá cảnh cao
Mật độ cá cảnh cao khiến lượng phân thải, thức ăn dư thừa nhiều khiến nước bể cá cảnh

Ngoài 9 nguyên nhân trên, còn có rất nhiều nguyên nhân gây đục nước bể cá cảnh như: chưa cấy hệ thực vật thủy sinh, chưa bổ sung thêm nhiều vi sinh vật hữu ích …
4. Những cách làm nước bể cá trong vắt đơn giản
Để xử lý nước bể cá cảnh không chỉ dùng một biện pháp mà khiến nước trong vắt ngay được. Có thể phải kết hợp rất nhiều các biện pháp khác nhau mới cho được kết quả tốt và giữ được chất lượng nước tốt trong thời gian lâu dài. “Cách làm nước bể cá trong vắt” như thế nào? Là câu hỏi của toàn bộ người nuôi cá cảnh quan tâm.

Dưới đây là một số cách làm nước bể cá cảnh trong vắt mà người chơi cá cảnh có thể áp dụng
4.1 Cho lượng thức ăn vừa đủ
Cho lượng thức ăn vừa đủ sẽ giúp bể cá không bị đục, tránh hiện tượng phù dưỡng trong bể nuôi và chất lượng nước trong hồ đảm bảo tốt nhất

Tính toán lượng thức ăn cho cá cảnh phải dựa vào các yếu tố như: nhu cầu của cá, loại cá cảnh, độ tuổi của cá, lượng cá nuôi trong hồ, điều kiện thời tiết …
4.2 Nuôi hệ thực vật thủy sinh
Hệ thực vật thủy sinh lấy thức ăn dư thừa, phân thải của cá làm nguồn thức ăn. Qua đó hệ thực vật thủy sinh giúp xử lý chất thải hữu cơ trong bể cá và làm trong nước bể cá

Ngoài ra hệ thực vật thủy sinh còn cung cấp thêm lượng oxy hòa tan vào nước ở trong bể, giúp cá cảnh năng động và khỏe mạnh
4.3 Sử dụng bộ lọc nước
Bộ lọc nước tốt sẽ giúp cho nước đầu vào sạch sẽ hơn và xử lý nước hồ cá dễ dàng hơn.
Nhờ có máy lọc nên nước trong bể mới bớt ô nhiễm. Các chất dơ bẩn mà cá thải ra hàng ngày và thức ăn dư thừa được máy lọc rút bớt.
4.4 Thay nước cho bể cá
Thay nước cho bể cá cảnh đúng cách sẽ giúp cho nước hồ cá trong xanh hơn. Chỉ nên thay 1/3 lượng nước có trong hồ cá
Không nên thay nước thường xuyên ( ngày nào cũng thay) và thời gian thay nước trong hồ phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm nước trong hồ. Tuy nhiên, nếu nước bể cá có sạch như thế nào thì tối đa 2 – 3 tháng nên thay nước cho bể cá một lần các bạn nhé!

Không nên để cho nước hồ cá thật bẩn mới thay, vì như vậy vô tình hại sức khỏe của cá nuôi, vừa làm giảm vẻ mỹ quan cho hồ cá
4.5 Cấy thêm vi sinh vật hữu ích cho bể cá
Hệ vi sinh vật hữu ích giúp phân hủy thức ăn dư thừa, phân thải trong bể cá rất tốt vì đó là nguồn thức ăn của vi sinh hữu hiệu

Các vi sinh vật còn có khả năng hấp thu và phân hủy các loại khí độc trong bể cá: NH3, H2S …
Các vi sinh vật hữu hiệu giúp cá tiêu hóa tốt, khỏe mạnh, đồng thời ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh có trong hồ cá
4.6 Dùng ống xi phong hút phân thải và thức ăn dư thừa
Nhờ ống xiphong rà khắp đáy hồ để tìm và hút ra ngoài những chất bẩn, nhờ đó nước trong hồ luôn trong và sạch
Định kỳ 3 – 5 ngày thay 10 – 20% nước trong bể cá thì nước hồ cá sẽ trong vắt và rất lâu bẩn.
4.7 Chọn vị trí để bể cá cảnh
Chọn vị trí đặt bể cá cảnh trong nhà tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, sẽ giúp rêu, tảo, nấm … kém phát triển và nước sẽ trong sạch lâu hơn
4.8 Không nuôi mật độ cá cảnh quá cao
Mật độ cá cảnh cao là một sai lầm của người nuôi, vì như vậy cá sẽ thiếu không gian sống, nước dễ ô nhiễm, thức ăn dư thừa, phân thải nhiều.

Đặc biệt lượng oxy trong bể cá cảnh sẽ thiếu trầm trọng. Cá sẽ yếu và hay ngớp lên mặt nước để lấy oxy
4.9 Nuôi cá dọn bể
Cá dọn bể hay còn gọi là cá lau kiếng. Loại cá này có khả năng làm sạch các bề mặt bể, chúng ăn rong, rêu, thức ăn dư thừa … Chính vì vậy sẽ làm nước trong bể ít ô nhiễm và trong sạch lâu hơn
Ngoài ra, cá dọn bể có thể nuôi kết hợp làm cảnh vì chúng có nhiều màu sắc khác nhau, trông cũng rất bắt mắt
5. Các bước thực hiện Cách làm nước bể cá trong vắt bằng xử lý nước hồ các cảnh EMZEO
Hiện nay, sử dụng vi sinh hay chế phẩm sinh học xử lý nước bể cá cảnh là biện pháp tối ưu, hữu hiệu nhất hiện nay. Trên thị trường có nhiều dòng chế phẩm xử lý nước hồ cá khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm có chất lượng, được nhiều người tin dùng hay không còn phải chờ vào đánh giá của người sử dụng.

Xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO được sản xuất với sứ mệnh làm nước bể cá cảnh trong vắt và giúp cá cảnh luôn khỏe mạnh. Thực tế đã chứng minh, EMZEO có chất lượng rất tốt và đã được người chơi cá cảnh tin dùng
Mời các bạn theo dõi: Các bước hướng dẫn “Cách làm nước bể cá trong vắt bằng xử lý nước hồ các cảnh EMZEO”
5.1 Chuẩn bị
Một lọ thuốc tím ( mua ở tiệm thuốc, có tên là Milian, có giá bán 8 – 12k/lọ): có tác dụng diệt tảo, vi sinh gây bệnh, gây mùi, gây thối, các nấm bệnh gây hại cá cảnh và làm cho màu nước trong xanh như nước biển

Xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO: đây là dòng chế phẩm sinh học, sử dụng để cấy hệ vi sinh vào bể cá cảnh, giúp bể cá trong vắt và hỗ trợ cá phát triển khỏe mạnh
-
XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM CÁ100.000₫
-
XỬ LÝ NƯỚC HỒ CÁ CẢNH50.000₫
5.2 Tác dụng của Xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO
- Xử lý nước hồ cá cảnh, cá koi … giúp nước hồ cá luôn trong vắt
- Tạo màu nước ưa thích của cá cảnh, khử rong rêu
- Tạo hệ vi sinh hữu ích cho bể cá
- Khử mùi hôi tanh của nước
- Xử lý nước hồ cá bị đục, xanh, vàng …
- Hấp thu và xử lý các khí độc trong hồ nuôi: NO2, NH3, H2S …
- Phân hủy thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ
- Ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh
- Không phải thay nước thường xuyên, giúp cá cảnh không bị sốc khi phải thích ứng với môi trường mới
- Bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan phong thủy cho khung cảnh xung quanh
- An toàn với con người và vật nuôi
5.3 Cách làm nước bể cá trong vắt
Bước 1: Nhỏ thuốc tím Milian vào bể nuôi cá cảnh với liều lượng 2 – 4 ml/100 lít nước bể cá
Bước 2: Sau 24 – 32h, cho Xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO vào với liều lượng 10gr xử lý 100 lít nước nuôi
Bước 3: Định kỳ 3 – 5 ngày xử lý tiếp bằng EMZEO với lượng 7 – 10gr/100 lít nước bể cá

Chú ý:
Nên cho Xử lý nước hồ cá cảnh EMZEO vào khay lọc nước. Khi hệ thống lọc nước hoạt động, sản phẩm sẽ hòa tan và phân bố vào toàn bộ lượng nước có trong bể cá
Khi chuẩn bị nuôi cá cảnh, các bạn thực hiện bước 1 + bước 2 rồi mới thả cá nhé. Nếu làm theo cách này sẽ giúp cá khỏe mạnh, không bị chết và cá thích ứng với môi trường dễ dàng hơn!