Hướng dẫn cách chăm sóc hoa giấy sai bông, lâu tàn

5/5 - (82 bình chọn)

Hoa giấy cuốn hút bởi những chùm hoa mỏng manh, rực rỡ, rất thích hợp làm cây cảnh trang trí ở nhiều không gian khác nhau. Tuy nhiên nhiều người chưa biết cách chăm sóc hoa giấy như thế nào để cây ra nhiều bông, đậm màu và lâu tàn. Bài viết dưới đây, Vinong Sinh học Đức Bình sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật chăm sóc hoa giấy đơn giản mà hiệu quả để cây ra hoa đẹp như ý.

Tìm hiểu đôi nét về cây hoa giấy

Cây hoa giấy còn có tên gọi khác là cây bông giấy. Hoa giấy có cánh mỏng với màu nhiều màu sắc rực rỡ như trắng, hồng, cam, tím,…Hoa được nhiều người yêu thích trồng làm cây cảnh bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế và giản dị.

Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa giấy

Để biết cách chăm sóc hoa giấy đúng kỹ thuật trước tiên bạn cần nắm được đặc điểm sinh trưởng của loài cây này.

Cây hoa giấy là loài cây thân gỗ, dạng leo, có gai nhọn. Nếu được chăm sóc tốt cây sẽ sinh trưởng rất nhanh với chiều cao lên tới 12m. Cây có lá đơn màu xanh thẫm, hình trứng mọc so le với nhau. Bông hoa giấy có cánh mỏng như tờ giấy và mọc thành từng chùm. Hoa có thể ở dạng đơn hoặc kép với nhiều màu sắc khác nhau. Hoa giấy nở quanh năm và rất lâu tàn nên được nhiều người chơi hoa kiểng rất thích.

Đặc biệt, hoa giấy là loài cây ưa sáng. Chúng có khả năng chịu nắng hạn rất tốt. Cây có sức sống bền bỉ với tuổi thọ dài lâu. Bởi vậy chúng thường được trồng làm giàn để che nắng và tô điểm cho vẻ đẹp của không gian trước cổng, sân vườn.

Cây hoa giấy được nhiều gia đình trồng để làm cây cảnh
Cây hoa giấy được nhiều gia đình trồng để làm cây cảnh

Các giống hoa giấy được trồng phổ biến ở nước ta

Có nhiều giống hoa giấy du nhập vào nước ta. Mỗi loại đều có màu sắc, đặc điểm và vẻ đẹp riêng.

  • Hoa giấy Mỹ: Điểm nổi bật của hoa giấy Mỹ là có màu đậm và rất lâu tàn. Ngay cả khi trời mưa hoa cũng không bị rụng. Bởi vậy chúng thường được trồng ở ban công hoặc trên sân thượng.
  • Hoa giấy Thái: Đây là loại hoa giấy có thân cổ thụ, hoa có nhiều màu sắc, được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi.
  • Hoa giấy cẩm thạch: Giống hoa giấy này được nhiều người yêu thích sưu tầm bởi màu sắc lá xanh ngọc. Xung quanh lá có màu vàng kem. Tuy nhiên cách chăm sóc hoa giấy cẩm thạch tương đối khó.
  • Hoa giấy ghép từ nhiều giống khác nhau: Đây có lẽ là loại hoa giấy thông dụng nhất hiện nay. Với nhiều màu sắc sặc sỡ, cây hoa giấy này có tác dụng kích thích thị giác và được nhiều người yêu cây cảnh lựa chọn.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa giấy sai bông, nở quanh năm

Nhìn chung hoa giấy là loài cây rất dễ sinh trưởng phát triển. Bởi vậy cách chăm sóc cũng không quá khó. Khi chăm sóc hoa giấy, bạn chỉ cần đảm bảo một số điều kiện dưới đây:

Ánh sáng

Là loài cây ưa sáng nên cây hoa giấy sẽ phát triển tốt hơn ở những nơi có nhiều ánh sáng. Bởi vậy nếu bạn muốn cây nở hoa nhiều, màu đậm và đẹp thì nên trồng chúng ở nơi có nhiều ánh nắng trực tiếp. Nếu để cây nơi bóng râm, thiếu ánh sáng cây sẽ không nở hoa hoặc nở hoa nhưng không đều và không sai. Bạn cần nhớ rằng ánh sáng chính là yếu tố quan trọng đầu tiên trong cách chăm sóc cây hoa giấy đúng kỹ thuật.

Cách chăm sóc hoa giấy đúng kỹ thuật là cần trồng ở nơi có nhiều ánh nắng
Cách chăm sóc hoa giấy đúng kỹ thuật là cần trồng ở nơi có nhiều ánh nắng

Tưới nước

Bổ sung nước tưới cho cây hoa giấy là việc không thể bỏ qua. Tuy nhiên mức độ tưới nước là bao nhiêu còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây.

  • Giai đoạn cây mới trồng: Với cây hoa giấy mới trồng thì bộ rễ của cây vẫn còn rất yếu. Vì thế bạn không nên tưới đẫm nước để tránh cây bị úng và thối rễ. Mỗi ngày bạn chỉ nên tưới 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều muộn với lượng nước vừa đủ ẩm đất.
  • Giai đoạn cây đang sinh trưởng: Ở giai đoạn này, để cây sinh trưởng tốt và ra nhiều chồi, lá thì bạn nên tưới nhiều nước hơn.
  • Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa:Để chuyển cây sang giai đoạn sinh trưởng và kích thích cây ra nhiều hoa thì bạn nên giảm lượng nước tưới xuống còn một nửa trong vòng 1 tuần. Sau đó thì ngừng tưới. Khi thấy lá cây hoa giấy có hiện tượng héo và xuất hiện chồi hoa thì bạn tăng dần lượng nước tưới. Lúc đầu là tăng 50%. Sau đó tăng lên 100% sau 7 ngày.
Lượng nước tưới cho cây tùy thuộc vào từng giai đoạn
Lượng nước tưới cho cây tùy thuộc vào từng giai đoạn

Bón phân

Trong cách chăm sóc hoa giấy thì bón phân cho cây là việc rất quan trọng. Sau mỗi đợt cây ra hoa bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Để cây hoa giấy ra hoa nhiều, đậm màu và lâu tàn thì bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ hoặc dịch đạm sinh học chuyên dùng cho chăm sóc hoa, cây cảnh như đạm cá humic Đức Bình, phân bón đậu nành humic trứng chuối,…

Mua hàng tại đây

Đây là các chế phẩm sinh học cung cấp nguồn dinh dưỡng đa – trung – vi lượng cho cây trồng. Chúng có tác dụng kích thích cây ra rễ khỏe mạnh và ra nhiều chồi. Đồng thời kích thích hoa giấy nở bông to, đều, đậm màu, lâu tàn. Không chỉ vậy, các loại dịch đạm sinh học này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cây, chống lại các bệnh thối rễ, vàng lá ở cây hoa giấy. Đồng thời giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa trong đất. Sử dụng các loại phân bón vi sinh này rất thích hợp ở môi trường đô thị vì chúng không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Dịch đạm cá humic rất tốt để bón cho cây hoa giấy kích thích ra nhiều hoa
Dịch đạm cá humic rất tốt để bón cho cây hoa giấy kích thích ra nhiều hoa

Cắt tỉa hoa giấy

Đối với cách chăm sóc hoa giấy thì việc cắt tỉa cây cũng rất quan trọng. Điều này không giúp cây có dáng đẹp mà còn còn kích thích cây ra hoa nhiều hơn. Do đó, bạn hãy thường xuyên tỉa bỏ những cành dài và cằn cỗi để chúng ra chồi phụ. Ngoài ra, bạn cũng cần ngắt bỏ những lá già để tạo điều kiện cho cây phân hóa chồi hoa.

Khi cắt tỉa hoa giấy bạn cần sử dụng dụng cụ cắt tỉa sạch sẽ. Sau khi cắt tỉa nên dùng keo liền sẹo chuyên dụng cho cây để bôi vào những vị trí vừa cắt nhằm tránh nấm mốc xâm phạm.

Sang chậu

Nếu bạn trồng cây hoa giấy trong chậu thì sau 1-2 năm bạn nên sang chậu cho cây để cây có không gian rộng rãi hơn cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Nếu cây chậm lớn, bạn nên cắt rễ để trẻ hóa bộ rễ cho cây. Sau đó tiến hành thay đất mới.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây hoa giấy có thể bị một số bệnh như bị rệp, côn trùng ăn lá, sâu ăn lá, sâu bướm….Tuy nhiên bạn không nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật bởi chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Thay vào đó bạn nên dùng nấm đối kháng Trichoderma của công ty sinh học Đức Bình để phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa giấy.

Nấm đối kháng Trichoderma có tác dụng kiểm soát bệnh tật ở cây hoa giấy. Chế phẩm này bao gồm các bào tử nấm, các vi sinh vật có tác dụng như một loại thuốc diệt nấm sinh học giúp bảo vệ rễ cây và các bệnh ở cây. Đồng thời tăng cường hệ vi nấm có ích và tạo ra các  hormon thực vật tự nhiên giúp hoa to, màu đậm và bền.

Nấm đối kháng Trichoderma giúp phòng bệnh cho cây hoa giấy
Nấm đối kháng Trichoderma giúp phòng bệnh cho cây hoa giấy

Để sử dụng nấm đối kháng Trichoderma bạn chỉ cần pha với nước sạch để phun hoặc tưới cho cây hoa giấy. Ngoài ra bạn cũng có thể pha chung chế phẩm này với dịch đạm chuối, dịch đạm cá humic Đức Bình để tưới cho cây.

Mua hàng tại đây

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc hoa giấy đơn giản, tiện lợi với một số chế phẩm sinh học Đức Bình. Nếu bạn muốn có vườn hoa giấy đẹp thì không nên bỏ qua các sản phẩm này. Nếu còn thắc mắc về cách chăm sóc hoa giấy bạn có thể liên hệ với công ty sinh học Đức Bình theo số điện thoại 024.66.55.46.86 để được nhân viên tư vấn chi tiết hơn.

⫸ Xem thêm: Phân hữu cơ gồm những loại nào? Ưu nhược điểm của mỗi loại là gì?

⫸ Xem thêm: Bí quyết làm dịch chuối tưới hoa hồng giúp cây nhiều bông nở to đẹp

⫸ Xem thêm: Các phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả mà đơn giản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt mua