Mật rỉ đường chính phương pháp truyền thống có nguồn gốc lâu đời được nhiều người sử dụng từ xa xưa cho đến nay để phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt. Hiện nay mật rỉ đường còn được phát minh ra với nhiều công dụng tuyệt vời hơn nữa đó là dùng để nuôi vi sinh vật có lợi cho môi trường và cây trồng. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các khái niệm cũng như về công dụng và cách nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường nhé.
Nội dung chính
Tìm hiểu Mật rỉ đường trong nuôi cấy vi sinh?
Mật rỉ đường là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với bà con nông dân, đây là một sản phẩm quen thuộc được mọi người sử dụng trong các công tác nuôi thuỷ hải sản và trồng trọt. Rất nhiều người biết đến mật rỉ đường tốt cho nông nghiệp nhưng không mấy ai hiểu rõ được công dụng sử dụng và thành phần quan trọng có trong mật rỉ đường cũng như cách sử dụng cụ thể cho từng loại đối tượng sao cho hợp lý và đạt hiệu quả.

Mật rỉ đường là một hợp chất đen sánh đặc có màu giống với màu nước đường thắng đen, người Việt Nam hay gọi ngắn gọn với cái tên là mật rỉ nhưng mật rỉ đường có tên khoa học là Molases hay còn dịch ra là rỉ mật, tại một số địa phương còn có tên thông dụng khác đó là rỉ đường. Đây là hỗn hợp có chất lỏng của những phụ phẩm sau khi đã trút đường bởi phương pháp cô đặc và kết tinh bằng hai nguyên liệu quen thuộc là mía và củ cải đường.
Tại nước ta hai nguyên liệu chính để sản xuất ra mật rỉ đường đó chính là mía lau và của cải đường tuy nhiên những năm gần đây, thời tiết thay đổi, kho hậu và thổ nhưỡng có sự chênh lệch và điều kiện cơ sở vật chất phù hợp hơn với sản xuất mật rỉ bằng mía hơn là củ cải đường. Cho nên hầu hết các nhà máy hay cơ sở sản xuất mật rỉ đường hiện nay toàn bộ sử dụng mía lau. Trong số 100kg mía sẽ cho ra tầm 3-4 kg mật rỉ đường.
Ưu điểm của nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường?
Mật rỉ đường có vô vàn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Trong nông nghiệp, mật rỉ đường bổ sung đất trồng để tăng hoạt tính sinh học của đất trồng, nếu sử dụng trong canh tác thuỷ canh thì cung cấp dinh dưỡng cho cây và dùng làm nguồn thức ăn trong nuôi cấy vi sinh vật có lợi cho phân bón. Trong công nghiệp, mật rỉ là một nguồn cacbon dồi dào trong một số ngành công nghiệp.

Trong chăn nuôi thuỷ hải sản, mật rỉ đường còn dùng để bổ sung chất sắt cho các đối tượng không dung nạp khoáng chất này trong viên sắt bổ sung. Hơn nữa, còn sử dụng để lên men tạo ra các sản phẩm như nấm men và axit amin cùng với axit xitric và còn làm phụ gia trong chế biến thức ăn cho gia súc và gia cầm trong chăn nuôi. Đồng thời, có tác dụng dùng để xử lý nước thải công nghiệp ra môi trường bên ngoài.
Để tăng sinh vi sinh vật, có nhiều loại dinh dưỡng được lựa chọn để cung cấp cho vi sinh vật: nước mía, cao nấm men, đường vàng, nước dừa, nước trái cây … Tuy nhiên mật rỉ đường được ưu tiên lựa chọn, hay sử dụng hơn cả vì:
- Cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng vi sinh vật cần. Ngoài đường đơn, còn có vitamin, khoáng chất …
- Loại thức ăn vi sinh rất ưa thích, chứa đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển và nhân lên số lượng của vi sinh.
- Kích thích các vi sinh vật phát triển mạnh. Nâng cao hiệu suất làm việc của các vi sinh vật.
- Giá mật rỉ đường rẻ, dễ mua
- Mật rỉ đường cung cấp năng lượng, cacbon và Nitơ cho vi sinh vật dễ dàng sinh tổng hợp protein.
- Tăng mật độ vi sinh vật nhanh chóng, làm vi sinh dậy mùi, hạn sử dụng và bảo quản vi sinh lâu hơn
Cách nuôi vi sinh vật bằng mật rỉ đường
Trong nuôi trồng thuỷ sản, mật rỉ đường được ứng dụng rất nhiều trong các công đoạn đơn giản giản đến phức tạp nhất. Để hạn chế sự phát triển của thực vật phù dù xuất hiện và bám trong ao hồ nuôi tôm và cá như tảo lam, rong reu người ta sử dụng rỉ mật để gây màu nước ao. Rỉ đường ủ cùng với chế phẩm vi sinh để tạo màu tại các đầm nuôi tôm và ngăn cản ánh sáng mặt trời xuyên qua các tầng ao để cản trở quá trình quang hợp của rong tảo.
Đồng thời cung cấp cacbon cho các vi khuẩn có lợi và vi sinh vật trong men vi sinh phát triển để chúng cạnh tranh với CO2, dinh dưỡng với các loại tảo, từ đó có thể được cân bằng pH trong ao nuôi cá. Đồng thời bổ sung lượng cacbon từ mật rỉ vào các ao nuôi cá có thể làm giảm lượng nitơ độc hại trong nước. Mật rỉ đường có thể pha loãng và tạt trực tiếp xuống ao hoặc ủ với men vi sinh vật khác để tăng hiệu quả xử lý khí độc xuất hiện trong ao.
Nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường để tạo ra các dòng chế phẩm sinh học thứ cấp, tăng sinh vi sinh vật nhanh chóng. Các chế phẩm sinh học thứ cấp này được ứng dụng rộng rãi cả trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, xử lý môi trường… Mật rỉ đường được sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật cả ở môi trường hiếu khí lẫn hiếm khí.

Mật rỉ dùng để tạo ra các loại EM thứ cấp
Các loại EM thứ cấp mà dùng mật rỉ để nuôi cấy vi sinh: EM2, EM chuối, men EM tỏi, EM 5, EM Bokashi
- Công thức để tạo ra EM2: 1 lít EMGRO + 2 lít mật rỉ + 38 lít nước sạch. 1 lít EM gốc nuôi cấy vi sinh tạo ra 40 lít vi sinh EM2. Cách làm: Khuấy đều, cho vào thùng ủ đậy kín. Thời gian ủ 3 – 5 ngày là sử dụng được
- Mật rỉ đường còn được sử dụng để sinh khối EM gốc dạng bột sang các loại EM thứ cấp khác.
- Ủ EM tỏi, EM chuối, EM5. Xem thêm chi tiết ở các link bên dưới.
- Các loại chế phẩm EM thứ cấp này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tùy vào mục đích sử dụng mà tiến hành làm loại EM thứ cấp phù hợp.
Ủ phân từ rác thải hữu cơ
Để tăng hiệu quả ủ phân hữu cơ, thường bổ sung vào đống ủ mật rỉ đường để giúp vi sinh vật tăng sinh nhanh chóng. Lượng mật rỉ bổ sung để ủ tùy thuộc vào từng loại rác thải hữu cơ:
- Đối với rác nhà bếp: thường bổ sung thêm 1 lít mật rỉ/100kg rác
- Đối với các loại phân chuồng: bổ sung 2 – 3 lít mật rỉ/tấn
- Đối với phân xanh: 2 lít/tấn
- Đối với phân mùn từ xơ dừa, vỏ trấu, mùn cưa: 3 – 5 lít mật rỉ/ tấn
- Ủ phân cá, đậu nành, bánh dầu, dịch chuối, phân GE: 1 lít mật rỉ/ 10kg nguyên liệu
Ngoài mật rỉ nên bổ sung 5 – 7kg cám gạo/tấn phân và lựa chọn loại men vi sinh có mật độ cao, hoạt lực phân giải rác thải mạnh.

Ủ thức ăn hoặc bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi
Mật rỉ đường sử dụng ủ thức ăn cho vật nuôi ngoài tác dụng giúp vi sinh tăng nhanh về số lượng, mật rỉ còn giúp kích thích vật nuôi ăn ngon hơn, ăn khỏe hơn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Ủ chua thức ăn xanh: lượng mật rỉ chiếm 2 – 3%
- Bổ sung vào thức ăn: 3 – 5% lượng thức ăn
- Ủ cám ngô, cám gạo, phụ phẩm nông nghiệp: 2 – 3 lít mật rỉ/100kg nguyên liệu ủ
Ủ vi sinh để xử lý nước thải
- Tăng sinh các loại men vi sinh xử lý nước thải, giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của vi sinh vật.
Đọc ngay: Cách sử dụng mật rỉ đường trong xử lý nước thải hiệu quả
Nuôi vi sinh để sử dụng trong ao nuôi tôm
Xem ngay: Công dụng và cách sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm
Sử dụng để bón cây:
- 1 lít mật rỉ pha với 150 lít nước sạch để tưới cây
- Nuôi vi sinh bằng mật rỉ để tạo phân bón vi sinh: 1 lít mật rỉ + 1 lít EMGRO + 200 – 300 lít nước. Khấy đều để 3 – 5 ngày lấy ra sử dụng tưới cây
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm mật rỉ đường trên thị trường với đa dạng các mức giá khác nhau tuy nhiên chất lượng đi đôi với giá cả, bạn nên chọn những địa chỉ có uy tín với giá cả hợp lý. Như tại Vinong Sinh học Đức Bình, đây là một trong số ít nhưng đơn vị cung cấp mật rỉ đường uy tín hiếm hoi trên thị trường hiện nay. Đây là địa chỉ uy tín của bàn con trong các công tác nuôi trồng quen thuộc.
Đó là những kiến thức vô cùng bổ ích trong bài viết hướng dẫn cách nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường được tác tác giả truyền đạt cho người đọc. Hy vọng những nội dung được trình bày trong bài viết sẽ thực sự giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu cách nuôi vi sinh bằng mật rỉ đường. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với những sản phẩm ưu việt của Vinong Sinh học Đức Bình nhé.