Mách nhỏ bà con 3 cách làm đạm thực vật tưới cây

5/5 - (114 bình chọn)

Đạm thực vật rất cần thiết cho cây trồng. Chính vì thế, bên cạnh sử dụng phân hoá học, bà con nên bổ sung cả đạm cho loại cây trồng. Trong bài viết sau đây, Vinong Sinh học Đức Bình sẽ hướng dẫn chi tiết đến bà con 3 cách làm đạm thực vật tưới cây đơn giản, tận dụng các loại nguyên liệu, phế phẩm nông nghiệp sẵn có.

Đạm thực vật là gì?

Trong môi trường đất và không khí tự nhiên luôn tồn tại một lượng lớn khí nitơ. Loại khí này dưới sự tác động của vi sinh vật sẽ chuyển hóa thành đạm, có lợi cho thực vật nói chung.

Đạm thực vật rất cần thiết cho cây trồng
Đạm thực vật rất cần thiết cho cây trồng

Đạm thực vật hình thành từ quá trình khử nitơ diễn ra trong lòng đất. Sản phẩm của quá trình này là NH3. Khi đó, nhiệm vụ của vi sinh vật trong đất là biến đổi, thúc đẩy sản xuất NH3.

Vì sao nên sử dụng đạm thực vật cho cây trồng?

Trước khi áp dụng cách làm đạm thực vật tưới cây, bà con hãy tìm hiểu qua một vài tác dụng của loại đạm này đối với cây trồng và môi trường.

Hỗ trợ bảo vệ môi trường đất

Phân hóa học tồn dư là một trong những nguyên nhân khiến môi trường đất bị xói mòn, khiến cây trồng kém phát triển.

Đạm thực vật là sản phẩm từ quá trình biến đổi của khí nitơ và nhiều loại vi sinh vật khác trong đất. Loại đạm này rất thân thiện với môi trường đất, tạo điều kiện cần thiết cho vi sinh vật có lợi phát triển, kích thích sự tăng trưởng của cây trồng, không gây ô nhiễm nguồn nước.

Cải tạo đất

Việc lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu khiến cho đất bị bạc hóa, dinh dưỡng tự nhiên bị mất đi. Muốn cải tạo đất bị xói mòn, bà con nên sử dụng đạm thực vật, kết hợp canh tác hợp lý.

Đạm thực vật hỗ trợ cải tạo môi trường đất
Đạm thực vật hỗ trợ cải tạo môi trường đất rất hiệu quả

Những loại vi sinh vật tham gia vào quá trình sản xuất đạm thực vật được xem như đối kháng của vi khuẩn gây bệnh, tác nhân gây hại cho đất. Ngoài ra, đạm thực vật còn hỗ trợ cân bằng độ pH, hạn chế tình trạng đất bị phèn chua, tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển.

Thân thiện với sức khỏe con người

Thực tế, cây trồng chỉ hấp thụ khoảng ⅖ lượng dưỡng chất trong phân hóa học mà thôi. Phần còn lại sẽ ngấm vào đất, nước. Tuy nhiên, thành phần trong phân hóa học rất khó phân hủy nhanh.

Nguồn nước bị nhiễm phân hóa học không hề tốt cho sức khỏe. Thậm chí nếu dùng loại nước này thường xuyên, bà con còn có nguy cơ gặp phải chứng bệnh nguy hiểm như ung thư.

Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường, bà con không nên quá lạm dụng phân hóa học mà hãy đan xen sử dụng thêm đạm thực vật. Bởi dưỡng chất trong đạm thực vật dễ dàng chuyển hóa nhanh, an toàn với môi trường và sức khỏe con người.

3 Cách làm đạm thực vật tưới cây phổ biến nhất

Từ nguyên liệu quen thuộc như ốc bươu vàng, bột đậu tương, cá, bà con có thể tận dụng làm đạm thực vật. Trong phần dưới đây, Vinong.net xin giới thiệu đến bà con 3 cách làm đạm thực vật tưới cây đơn giản nhất.

3 cách làm đạm thực vật tưới cây hiệu quả nhất hiện nay
3 cách làm đạm thực vật tưới cây hiệu quả nhất hiện nay

Làm đạm tưới cây từ ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng phát triển rất mạnh trong tự nhiên. Trong nhiều năm qua, chúng thường được xếp vào nhóm sinh vật ngoại lai. Thế nhưng nếu biết tận dụng, loài sinh vật này lại trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất đạm thực vật, bổ sung dinh dưỡng có lợi cho cây trồng.

Nguyên liệu

  • Ốc bươu vàng: Khoảng 20kg
  • Chế phẩm sinh học: Men vi sinh Emzeo loại 200gr (có trên cửa hàng của Vinong.net)   ====> MUA TẠI ĐÂY
  • Mật rỉ đường: Khoảng 600ml
  • Nước sạch: Khoảng 2 lít
Nguyên liệu ốc bươu vàng cần chuẩn bị
Nguyên liệu ốc bươu vàng cần chuẩn bị

Quy trình áp dụng

Bước 1: Bà con trộn đều toàn bộ nguyên liệu vừa chuẩn bị (ngoại trừ men vi sinh Emzeo loại 200gr).

Bước 2: Khi nguyên liệu đã được trộn đều, bà con tiếp tục cho thêm khoảng ½ gói men vi sinh Emzeo.

Bước 3: Bà còn dùng bạt trùm kín tất cả phần nguyên liệu vừa trộn đều. Sau khoảng 1 đến 2 tháng, thành phẩm đạm thực vật từ ốc bươu vàng có thể được sử dụng.

Làm đạm tưới cây từ đậu tương

Bên cạnh ốc bươu vàng, bột đậu tương cũng là nguyên liệu phù hợp để bà con làm đạm thực vật tưới cây.

Nguyên liệu

  • Bột đậu tương: Khoảng 10kg
  • Mật rỉ đường: Khoảng 1 lít
  • Chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh học Emzeo
  • Nước sạch: Khoảng 15 lít

Quy trình áp dụng

Bước 1: Bà con pha 1 lít mật rỉ đường cùng 15 lít nước sạch vừa chuẩn bị vào một chiếc thùng lớn.

Bước 2: Bà con cho 10kg bột đậu tương vào thùng nước sạch pha mật rỉ đường. Thời gian ngâm bột đậu tương là từ 8 đến 10 tiếng.

Bước 3: Hòa 1 gói chế phẩm sinh học Emzeo vào thùng ngâm bột đậu tương và khuấy đều.

Bước 4: Bà con kín nắp thùng, sau khoảng 5 ngày thì mở nắp và đảo đều.

Bước 5: Sau 10 đến 20 ngày, bà con tiếp tục cho thêm 10 lít nước vào thùng hỗn hợp đậu tương và ủ trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng.

Cách làm đạm thực vật tưới cây từ bột đậu tương
Cách làm đạm thực vật tưới cây từ bột đậu tương, bánh dầu

Làm đạm tưới cây từ cá

Cá vốn chứa hàm lượng đạm cao. Đây là nguyên liệu phù hợp để bà con ủ phân, làm đạm thực vật tưới cây.

Nguyên liệu

  • Cá nguyên con: Khoảng 10kg
  • Cá xay nhuyễn: Khoảng 20kg
  • Mật rỉ đường: Khoảng 1 lít
  • Nước sạch: Khoảng 20 lít

Quy trình áp dụng

Bước 1: Bà con đảo đều cá nguyên con, cá xay nhuyễn, mật rỉ đường và cho thêm nước sạch, sau đó dùng túi nilon trùm kín toàn bộ nguyên liệu.

Bước 2: Sau khoảng 10 ngày, bà con tiếp tục bổ sung khoảng 15 lít nước, trộn đều và ủ trong khoảng thời gian 20 đến 25 ngày.

Bước 3: Sau 20 đến 25 ngày, thành phẩm ủ từ cá sẽ sẵn sàng sử dụng. Bà con nên lọc riêng phần bã và phần nước. Trong đó, phần nước phù hợp để tưới cho cây, còn phần bã có thể tiếp tục ủ.

Lưu ý cần biết khi làm đạm thực vật tưới cây

Khi áp dụng cách làm đạm thực vật tưới cây, bà con cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu theo từng công thức áp dụng. Tỷ lệ nguyên liệu phối trộn phải đúng với mỗi công thức.

Sử dụng chế phẩm sinh học chính là bí quyết để loại bỏ mùi hôi và rút ngắn thời gian ủ. Vậy nên, bà con cần chú ý lựa chọn loại chế phẩm sinh học phù hợp, mua tại những địa chỉ uy tín như Vinong.net.

Muốn đảm bảo thành phẩm chất lượng, bà con cần chú ý tuân thủ thời gian ủ, thường xuyên kiểm tra độ ẩm của các nguyên liệu. Trường hợp nguyên liệu bắt đầu khô lại, bà con nên bổ sung nước, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.

Cách sử dụng đạm thực vật tưới cây

Đạm hay phân ủ từ bột đậu tương, ốc bươu vàng và cá phù hợp sử dụng cho cây trồng vào buổi chiều tối. Bởi hàm lượng đạm cao sẽ được cây trồng tốt hơn khi ánh nắng mặt trời dịu dần, độ ẩm trong không khí không quá cao cũng không quá thấp.

Ngoài ra, bà con nên sử dụng đạm thực vật vào đúng thời kỳ phát triển của cây trồng. Bao gồm:

  • Thời điểm cây vừa ra lá: Tưới một lượng vừa đủ, tránh để cây bị sót
  • Thời điểm cây trồng bắt đầu phát triển mạnh: Tăng lượng đạm cần tưới
  • Thời điểm cây ra hoa, ra quả: Tưới một lượng vừa đủ, nếu bổ sung quá nhiều đạm sẽ khiến hoa và quả chậm phát triển

Kết luận

Dễ thấy rằng 3 cách làm đạm thực vật tưới cây Vinong Sinh học Đức Bình vừa giới thiệu trên đây đều không khó thực hiện. Trong quá trình làm đạm thực vật, nếu cần dùng đến chế phẩm sinh học, bàn con hãy tham khảo một số sản phẩm tại https://vinong.net/.

⫸ Xem thêm: Men ủ cá EMZEO – Biện pháp ủ phân cá nhanh và khử mùi hôi hiệu quả

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách ủ cá làm thức ăn chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

⫸ Xem thêm: Có nên bón bã đậu nành trực tiếp cho cây không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt mua