Phân hữu cơ gồm những loại nào? Ưu nhược điểm của mỗi loại là gì?

5/5 - (75 bình chọn)

Phân hữu cơ ngày càng được người nông dân ưa chuộng sử dụng thay vì các loại phân bón vô cơ. Loại phân này mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cho ngành nông nghiệp bởi khả năng cải tạo đất, an toàn với môi trường. Vậy phân hữu cơ gồm những loại nào? Mỗi loại có ưu nhược điểm ra sao? Bài viết dưới đây, Vinong Sinh học Đức Bình sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Khái niệm về phân hữu cơ

Trước khi tìm hiểu phân hữu cơ gồm những loại nào bạn cần nắm được khái niệm phân hữu cơ là gì. Khác với phân vô cơ, thành phần dinh dưỡng chủ yếu của phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ được tạo nên từ các phế phẩm nông nghiệp như lá cây, cành cây, phân người, phân động vật, rác thải, than bùn,…

Phân hữu cơ được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ vào việc cung cấp chất mùn và thành phần dinh dưỡng, chúng giúp đất trở nên màu mỡ và tơi xốp hơn. Đây là điều kiện để cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Phân hữu cơ gồm những loại nào được nhiều người quan tâm
Phân hữu cơ gồm những loại nào được nhiều người quan tâm

Phân hữu cơ gồm những loại nào?

Các loại phân hữu cơ rất đa dạng nhưng có thể phân thành hai loại chính bao gồm phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp. Mỗi loại phân hữu cơ đều có những ưu nhược điểm khác nhau:

Phân bón hữu cơ truyền thống

Đây là loại phân có nguồn gốc từ phân của các loài gia súc gia cầm hoặc phụ phẩm trong sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản….Loại phân này được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống, thủ công. Nhìn chung phân bón hữu cơ truyền thống có hàm lượng dinh dưỡng thấp, hiệu lực chậm. Ngoài ra thời gian xử lý phân hữu cơ cũng tương đối dài. Phân hữu cơ truyền thống bao gồm một số loại sau đây:

Phân chuồng

Nếu bạn hỏi phân hữu cơ gồm những loại nào thì phân chuồng chính là một trong những loại phân bón hữu cơ rất quen thuộc. Loại phân này có nguồn gốc từ phân, nước tiểu của động vật, gia súc, gia cầm. Người nông dân thường ủ phân chuồng theo kỹ thuật truyền thống có từ lâu đời.

Phân chuồng có một số ưu điểm như: nhiều chất dinh dưỡng khoáng, cung cấp nhiều chất mùn giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tạo thuận lợi cho rễ cây phát triển.

Tuy nhiên, phân chuồng cũng có một số nhược điểm như: Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên cần phải bón với khối lượng lớn. Việc vận chuyển khó khăn, tốn nhiều chi phí và nhân công. Phân chuồng nếu không được chế biến đúng kỹ thuật sẽ tồn tại nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người như vi khuẩn, virus, bào khuẩn nấm bệnh,…

Phân chuồng từ phân gia súc gia cầm
Phân chuồng từ phân gia súc gia cầm

Phân xanh

Phân xanh là loại phân hữu cơ truyền thống phổ biến được làm từ một số loại lá cây, cành cây tươi. Phương pháp chế biến phân xanh là chôn xuống đất hoặc ủ truyền thống.

Ưu điểm dễ thấy của phân xanh là khả năng cải tạo, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn đất. Nhược điểm của loại phân này xuất phát từ quá trình chế biến bằng cách chôn dưới đất. Khi các hợp chất hữu cơ bị phân hủy sẽ tạo ra một số chất độc hại như H2S, CH4….Cây trồng có thể bị nguy cơ ngộ độc chất hữu cơ.

Phân xanh được sử dụng chủ yếu để bón lót và mang lại hiệu quả chậm.

Phân rác

Phân rác được tạo nên từ các phế phẩm nông nghiệp như lá cây, rơm rạ,…Phân rác cũng được chế biến bằng cách ủ truyền thống với chi phí thấp. Ưu điểm của phân rác là cải thiện kết cấu đất, giúp đất màu mỡ, tơi xốp hơn.

Cũng như một số loại phân hữu cơ truyền thống khác, phân rác có hàm lượng dinh dưỡng. Việc chế biến phân rác cũng phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức và có thể gây ra mầm bệnh.

Phân rác được chế biến từ các loại rơm rạ, lá cây
Phân rác được chế biến từ các loại rơm rạ, lá cây

Than bùn

Để trả lời câu hỏi phân hữu cơ gồm những loại nào chắc chắn không thể bỏ qua than bùn. Than bùn nhất định phải được chế biến mới có thể mang bón cho cây.

So với các loại phân hữu cơ khác thì than bùn có nhiều nhược điểm hơn. Đó là sự hạn chế về hàm lượng dinh dưỡng, tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí để chế biến. Tuy nhiên loại phân bón này cũng được đánh giá tốt về khả năng cải tạo đất. Bởi vậy trong một số trường hợp, than bùn vẫn được người nông dân sử dụng.

Phân bón hữu cơ chế biến theo quy mô công nghiệp

Thực chất loại phân này có nguồn gốc hữu cơ. Tuy nhiên chúng được chế biến theo quy trình, quy mô công nghiệp với số lượng lớn. Quy trình chế biến kỹ lưỡng, sạch bệnh với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy phân hữu cơ gồm những loại nào? Phân hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp bao gồm các loại phổ biến dưới đây:

Phân bón vi sinh

Loại phân hữu cơ này có chứa nhiều chủng vi sinh vật có khả năng phân giải dinh dưỡng cho cây như vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật đối kháng,…

Phân bón vi sinh có tác dụng bổ sung cho đất những vi sinh vật hữu dụng giúp phân giải dinh dưỡng để cây trồng dễ hấp thu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Đồng thời có tác dụng khống chế vi sinh vật gây bệnh.

Tuy nhiên nhược điểm của phân bón vi sinh là cung cấp rất ít hoặc cung cấp không đủ dinh dưỡng cho cây trồng. Loại phân này có chứa vi sinh vật sống. Do đó hạn sử dụng phụ thuộc vào nhóm cây trồng. Ngoài ra khi sử dụng phân bón vi sinh cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ khác để làm thức ăn cho vi sinh vật. Vì vậy chi phí sẽ tốn kém hơn.

Phân bón vi sinh bổ sung nhiều chủng vi khuẩn có lợi cho cây trồng
Phân bón vi sinh bổ sung nhiều chủng vi khuẩn có lợi cho cây trồng

Phân hữu cơ sinh học

Loại phân bón này bao gồm nhiều nguồn hữu cơ và nhiều chủng vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm. Để tạo thành sản phẩm cuối cùng, các chất hữu cơ được chế biến, phân hủy bằng công nghệ sinh học.

Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh là có đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ hấp thu. Vì vậy có thể sử dụng loại phân này cho tất cả các giai đoạn như bón lót, bón thúc. Trên thị trường có các loại phân hữu cơ sinh học phổ biến như: Phân bón humic Đức Bình, Đạm cá humic Đức Bình, phân bón đậu nành Humic Đức Bình.

  • Phân hữu cơ sinh học mang đến nhiều tác dụng như:
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây trồng phát triển toàn diện, cho năng suất cao.
  • Cải tạo đất, hạn chế xói mòn và rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất.
  • Bổ sinh vi sinh vật có lợi, khống chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại, tăng sức đề kháng cho cây
  • Cung cấp vi sinh vật phân giải hữu cơ để cây trồng hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng và đầy đủ. Cây khỏe mạnh và lớn nhanh hơn.
  • Phân hữu cơ sinh học cũng có một số hạn chế như chi phí sản xuất cao, dẫn đến giá thành cao. Kỹ thuật sản xuất cần kỹ lưỡng và nghiêm ngặt.
Phân hữu cơ sinh học có nhiều ưu điểm vượt trội
Phân hữu cơ sinh học có nhiều ưu điểm vượt trội

Phân hữu cơ khoáng

Đây là dạng phân bón hữu cơ nhưng được bổ sung thêm một số nguyên tố khoáng như N, P, K. Các chất vô cơ này chiếm từ 8-18% còn lại là phân hữu cơ và vi sinh vật.

Phân hữu cơ khoáng có ưu điểm là chất dinh dưỡng khoáng có hàm lượng cao. Phân có sự cân bằng giữa chất dinh dưỡng dạng vô cơ và hữu cơ. Cây dễ hấp thu, cho năng suất cao. Tuy nhiên loại phân này nếu sử dụng lâu dài sẽ không tốt cho cây, môi trường cũng như sức khỏe con người.

Kết luận

Đến đây bạn đã biết phân hữu cơ gồm những loại nào. Ngoài các loại phân bón hữu cơ được bán trên thị trường, bạn có thể tự ủ, chế biến phân bón hữu cơ tại nhà bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học như chế phẩm EMZEO, Chế phẩm vi sinh EM gốc, Trichoderma Bacillus Đức Bình,…Để được hướng dẫn chi tiết cách ủ phân hữu cơ, bạn hãy liên hệ với sinh học Đức Bình theo số điện thoại 02466 554 686.

⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách ủ rơm rạ lá cây nhanh hoai mục, giàu dinh dưỡng

⫸ Xem thêm: Quy trình ủ bã cà phê bón cây đơn giản, hiệu quả cho nhà nông

⫸ Xem thêm: Cách ủ phân hữu cơ từ rau củ nhanh chóng, đơn giản tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt mua