Sự khác biệt giữa đạm cá nước ngọt so với nước mặn

5/5 - (102 bình chọn)

Đạm cá là nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên được tận dụng rất nhiều trong các hoạt động canh tác nông nghiệp nhất là dùng để làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, giúp cây phát triển và còn tốt cho môi trường. Tuy nhiên bà con nông dân hiện nay đang thắc mắc rằng liệu đạm cá nước mặn hay là đạm cá nước ngọt là tốt nhất để làm phân bón cho cây? hãy cùng tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề trên trong bài viết ngay sau đây nhé.

Đạm cá nước ngọt và đạm cá nước mặn là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã nghe qua một đến hai lần rằng đạm cá rất tốt cho cây trồng, và cải tạo đất rất hiệu quả. Nhưng ít ai biết được rằng công dụng thực sự của dịch đạm cá như thế nào với cây trồng, cũng như là cách thức sản xuất và ủ đạm từ cá như thế nào cho đúng, và liều lượng phù hợp để bón cho từng loại  cây trồng cũng như thời điểm bón thích hợp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất trong các giai đoạn canh tác.

Nguyên liệu ủ đạm cá rất phổ biến, có thể dễ kiếm khắp nơi tại Việt Nam. Đạm cá là hỗn hợp phân bón vô cùng thông dụng tại đây được bà con tận dụng với giá thành rẻ nhưng đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và năng suất vô cùng cao. Phân cá là một loại phân bón hữu cơ thông dụng được tiết ra từ cá tươi, các vụn cá và các bộ phận cá thông qua quá trình lên men nhờ sự can thiệp của các chế phẩm sinh học.

Đạm cá nước ngọt là gì?
Đạm cá nước ngọt là gì? Là loại phân bón cá được sản xuất bằng cách thủy phân cá nước ngọt sử dụng men ủ cá emzeo

Do đạm cá có dạng lỏng nên bà con nông dân gọi đó là dịch đạm cá, trong đạm cá chứa rất nhiều khoáng chất và vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của cây trồng như các acid amin, và giàu đạm lân, kali cùng các vitamin thiết yếu khác. Nhờ tác động của các nguyên liệu như mật rỉ đường để làm thức ăn cho vi sinh vật và chế phẩm sinh học dùng để lên men nên cá mới có thể trở nên hoai mục và có thể dễ dàng cho cây hấp thụ dưỡng chất từ cá.

Đạm cá là loại phân bón cá được sản xuất bằng cách thủy phân cá tươi bằng men ủ cá Emzeo. Đây là dịch đạm sinh học chứa rất nhiều amino acid, vitamin, khoáng chất, kích thích tố sinh học … cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cây và cải tạo đất trồng hiệu quả. Đạm cá nước ngọt là dòng phân bón cá được sản xuất từ nguyên liệu cá tươi – cá nước ngọt (cá sông). Đạm cá nước mặn được làm từ cá biển. Cách sản xuất đạm cá từ cá nước ngọt hay nước mặt tương tự nhau. Tuy nhiên, do lượng muối trong cá biển khá lớn, để ủ hiệu quả phải tiến hành rửa sạch loại bớt muối trong cá.

Công dụng của đạm cá trong nông nghiệp

Hiện nay đạm cá là một trong những phân bón hữu cơ được bà con tận dụng nhiều nhất vì loại phân này có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại phân hữu cơ khác. Với nhiều chức năng sử dụng rộng rãi cho nhiều loại cây trồng khác nhau, không chỉ sử dụng hiệu quả cho các loại cây ăn trái, cây hoa màu, mà còn đạt hiệu quả cao trong các cây công nghiệp lâu năm và cả cây cảnh nên rất được bà con nông dân tín dụng rất nhiều.

Đối với cây trồng

Đạm cá giúp bổ sung hàng loạt các chất hữu cơ giúp cây trồng ngay lập tức hấp những chất dinh dưỡng thiết yếu đó một cách dễ dàng và chuyển hóa thành năng lượng nuôi cây trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây,đặc biệt là ở giai đoạn bón thúc của cây, lúc đó cây sẽ cần hàm lượng dinh dưỡng cao và cấp thiết nhất. Đồng thời dịch đạm cá còn cung cấp một lượng đạm cực kì cao có cấu tạo dưới dạng acid amin cho cây trồng.

Tác dụng của dịch cá đối với cây trồng
Tác dụng của dịch cá đối với cây trồng

Nhờ các acid amin có trong đạm cá mà cây trồng dễ dàng hấp thụ những khoáng chất mà cây khó hấp thụ thông thường hằng ngày từ trước và dễ dàng tiêu hoá nhờ tác động của protein. Đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yêu giúp cho bộ rễ của cây khoẻ mạnh và bám c ơi hặt đất nhớ tăng cường quá trình trao đổi chất trong đất và đồng thời tăng sức đề kháng cho cây trồng. Đạm cá còn hỗ trợ chất diệp lục tăng khả năng quang hợp cho cây.

Đối với cây ăn quả, đạm cá giúp tăng quá trình ra hoa và kết trái trên cây giúp tăng năng suất cho mùa màng bội thu nhất là các cây ăn quả tự thụ phấn. Tăng sức đề kháng và giảm tác hại của sâu bệnh do tác động của một số axit amin có chứa lưu huỳnh, giảm các bệnh lặt vặt hay xảy ra trên cây và hạn chế khả năng hình thành dịch bệnh thông qua các ấu trùng tình trạng sần trái của cây ăn quả trên diện rộng tại các vườn cây có diện tích lớn.

⫸ Xem thêm: Tổng hợp 5 tác dụng của đạm cá dành cho cây trồng hiện nay

Đối với chất lượng đất

Ngoài công dụng đối với cây trồng, đạm cá còn được nhiều nông dân tận dụng để cải tạo chất lượng đất trồng cho khu vườn nhà mình. Những loại đất bị xói bạc hay sạt lỡ, khô cứng và mất hết các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi tồn tại trong đất do tác động của môi trường và các hóa chất bảo vệ thực vật đã khiến cho đất thoái hoá và mất hết các chất dinh dưỡng vốn có trong đất. Đạm cá được tận dụng để cung cấp nước và giữ ẩm cho đất.

Tác dụng của đạm cá đối với chất lượng đất
Tác dụng của đạm cá đối với chất lượng đất

Đồng thời dịch cá làm đất khô cứng trở nên tơi xốp và màu mỡ trở lại do các lợi khuẩn có trong đạm cá sẽ đánh bay và xua đuổi những vi khuẩn độc hại xâm nhập vào đất do tác động môi trường. Đồng thời giải độc các chất độc hại như nitrat, các chất độc thường thấy không tốt cho cây trồng như chất phèn và các chất nhiễm mặn có hại cho đất. Sau đó cung cấp và phục hồi lại hệ thống vi sinh vật và lợi khuẩn vào đất tạo nên một hệ sinh thái vi sinh.

Nên sử dụng đạm cá nước mặn hay đạm cá nước ngọt

Đây là thắc mắc của đa số các bà con nông dân hiện nay, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp để có thể có những giải pháp đúng lúc và kịp thời. Giúp bà con nông dân hạn chế tối thiểu nhất có thể được những sai lầm đáng tiếc xảy ra trong quá trình canh tác tại khu vườn nhà mình cũng như tăng khả năng đạt được mùa màng bội thu như bà con ao ước.

Nên sử dụng đạm cá nước ngọt hay đạm cá nước mặn?
Nên sử dụng đạm cá nước ngọt hay đạm cá nước mặn?

Theo các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực nông nghiệp cho biết, đạm cá sử dụng nguyên liệu từ cá nước ngọt là tốt nhất vì nếu sử dụng các nước mặn nhiều sẽ không tốt cho đất trồng của bà con. Cụ thể, trong quá trình đánh bắt cá của ngư dân từ biển, người dân phải ướp nhiều muối để cá được tươi tốt khi đem vào bờ tiêu thụ, lúc này nếu sử dụng cá biển nhiều để làm đạm cá bón lâu ngày cho đất thì sẽ vô tình bón luôn lượng muối có trong cá biển.

Nhưng nếu muối sử dụng lâu ngày cho đất thì sẽ không tốt cho đất, bón lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng hư đất và đất bị nhiễm mặn. Nếu phân có có độ mặn cao khi phun lên cây sẽ làm cây ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đặc biệt là các loại cây có mẫn cảm với CL- và Na+ như các loại cây gia vị và cây rau màu, cây hương liệu và cây có muối như câu sầu riêng, cây cam, cây chanh, cây quýt và cây bưởi.

Hướng dẫn cách ủ đạm cá làm phân bón

Để có thể sản xuất được dịch đạm cá tại nhà bà con cần chuẩn bị nguyên vật liệu sau đây, 10kg cá tươi nguyên con hoặc 20-25 kg cá tươi đã xay nhuyễn. Có thể sử dụng các phụ phẩm của cá như đầu cá, ruột cá, xương cá …. Cần có 500ml mật rỉ đường để làm nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong thời gian ủ, 200g chế phẩm sinh học Emzeo, 1 trái dứa hoặc vỏ đu đủ xanh để cung cấp thêm enzyme giúp cá phân huỷ nhanh hơn, cùng với nước sạch và lưới lọc thanh tre và thùng ủ.

Cách ủ đạm cá đơn giản mà hiệu quả
Cách ủ đạm cá đơn giản mà hiệu quả

Quy trình thực hiện như sau, đầu tiên bạn trộn tất cả cá tươi và thơm lại với nhau sau đó cho hỗn hợp vào thùng ủ và cho thêm 200g chế phẩm men ủ cá Emzeo cùng 500ml mật rỉ đường. Trộn đều tất cả nguyên liệu lại với nhau và đổ ngập nước sau đó nén chặt nguyên liệu bằng than tre và dùng vải bịt kín thùng ủ. Sau 10 ngày ủ, trộn đều và cho thêm nước sạch vào cho đến khi ngập. Sau 25 – 30 ngày ủ là bạn có thể sử dụng được.

Lưu ý nếu bạn sử dụng cá nước mặn thì bạn phải đảm bảo lượng muối có trong cá được loại bỏ một cách triệt để, thứ hai trong quá trình ủ phân nhiệt độ và khí sản sinh ra rất nhiều nên bạn cần 1,2 lỗ thoáng khí cho phân.

⫸ Xem thêm: 3 Cách ủ đạm cá làm phân bón cá tưới cây là tốt

Mua nguyên liệu ủ đạm cá nước ngọt ở đâu?

Nguyên liệu cần sử dụng để tự ủ đạm cá nước ngọt là: cá tươi nước ngọt, men ủ cá, mật rỉ đường … Cá tươi hoặc phế phẩm từ cá nước ngọt rất dễ kiếm, bạn chỉ cần ra bất kỳ chợ nào mua đều có cả.

Men ủ cá và mật rỉ đường trên thị trường bán rất nhiều loại khác nhau. Để tìm ra loại nào ủ cá không hôi hiệu quả không phải là việc dễ. Vì thế bạn cần tìm một địa chỉ uy tín có thể tin tưởng sử dụng những sản phẩm chất lượng vượt trội sử dụng cho cây trồng nhà mình. Tránh những trường hợp lừa đảo, vừa mất tiền và ảnh hướng đến cây trồng nhà bạn và mùa màng đó. Bạn nên nhớ giá cả luôn đi đôi với chất lượng sản phẩm, nếu bạn lựa chọn những sản phẩm có giá thành rẻ bất ngờ thì chắc chắn chất lượng sản phẩm sẽ không được đảm bảo.

Vì thế đó là những lý do bạn nên chọn Vinong Sinh học Đức Bình, một đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm chế phẩm sinh học và mật rỉ đường và các nguyên liệu khác phục vụ trong quá trình sản xuất phân bón của bà con nông dân. Đây là một trong những địa chỉ hiếm hoi nhận được sự tín nhiệm của bà con nông dân từ bấy lâu nay, chẳng những thế nơi đây còn có đầy đủ những sản phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi và trồng trọt hiệu quả.

Nếu bà con không có thời gian tự làm đạm cá nước ngọt để bón cây, bà con có thể đặt mua đạm cá nước ngọt trực tiếp tại Vinong Sinh học Đức BìnhMua hàng tại đây

Qua bài viết trên, hi vọng bà con đã có đủ thông tin để trả lời cho câu hỏi ” Nên sử dụng đạm cá nước ngọt hay nước măn? “. Mọi thắc mắc về đạm cá nước ngọt, xin vui lòng liên hệ trực tiếp SĐT/Zalo: 0915.79.80.85 để được tư vấn hiệu quả.

Đọc thêm: Ứng dụng làm chế phẩm bảo vệ thực vật từ IMO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt mua