Xơ dừa không chỉ là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời trong ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ mà còn được sử dụng khá phổ biến trong ngành chăn nuôi và trồng trọt. Từ xa xưa, ông bà ta đã ứng dụng xơ dừa vào các khía cạnh của đời sống sinh hoạt hàng ngày và các công tác làm phân bón cho cây trồng được sản xuất tại nhà. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách ủ xơ dừa bằng Trichoderma nhé.
Nội dung chính
Xơ dừa là gì?
Xơ dừa là một nguyên liệu vô cùng quen thuộc với mọi người, nhiều người chỉ biết xơ dừa là nguyên liệu của các vật thủ công mỹ nghệ như thảm xơ dừa, mà nó còn có nhiều tác dụng khác đối với công tác nông nghiệp và công nghiệp. Ít ai biết được công dụng của xơ dừa cũng như cách sản xuất ra phân bón hữu cơ từ xơ dừa trong canh tác trồng trọt, nếu không phải là một người nông dân thường xuyên chăm sóc các cây trồng nhà mình.

Xơ dừa hay mụn xơ dừa chính là thành phần được trích lọc ra từ vỏ trái dừa, đây toàn là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên với đa dạng các mục đích sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. Trong nông nghiệp, xơ dừa còn được làm giá thể để thay thế cho đất trồng nhằm cung cấp độ ẩm, giữ nhiệt, dự trữ nước và góp phần làm giá thể giúp cho sự trao đổi điều hòa không khí giữa rễ và môi trường nhờ vào phần xốp.

Đây là một sản phẩm hữu cơ có giá thành vô cùng rẻ và vô cùng thân thiện với môi trường, sử dụng xơ dừa làm phân bón một cách thường xuyên còn giúp cho người nông dân hạn chế được việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho môi trường và gây hại cho con người nhưng xơ dừa hay vụn xơ dừa thì không. Vừa an toàn cho người sử dụng và tiếp xúc lại vừa an toàn cho đất, nước và không khí nơi bà con nông dân đang sinh sống.
Vai trò của Nấm Trichoderma ủ xơ dừa
Nấm trichoderma là một chế phẩm sinh học vô cùng quen thuộc với nhiều bà con nông dân hiện nay. Đây là một trong những thành phần chính dùng trong các công đoạn ủ để tạo ra phân bón hữu cơ, lên men để tạo nên các vi sinh vật có lợi và khử mùi các loại phân chuồng có mùi khai nồng từ phân động vật. Thành phần chính của của nấm Trichoderma đó là các enzyme thủy phân như cellulase, chitinase, xylanase, hemicellulas cùng nhiều chất khác.

Những thành phần có trong nấm Trichoderma toàn là những vi khuẩn có lợi mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý mầm bệnh gây hại cho nguồn đất và cây trồng, hơn nữa nấm còn có công dụng cải tạo những loại đất bị bạc màu, xói mòn hay khô cằn do di chứng để lại của tác động từ thuốc bảo vệ thực vật và bị nhiễm độc bởi các vi khuẩn có hại trở lại một cách tơi xốp và mơn mởn. Tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển và giảm bệnh thối rễ.
Nấm Trichoderma có thể kết hợp được với nhiều các thành phần khác từ thực vật như chuối để làm dịch chuối hay phân chuồng để làm phân bón hữu cơ. Ngoài ra, nấm Trichoderma còn kết hợp tốt với xơ dừa để tạo ra một hỗn hợp phân bón tuyệt vời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết trong công tác trồng trọt giúp cây có thể phát triển mạnh mẽ và tăng sức đề kháng chống chọi lại các bệnh tật thường thấy trên các loại cây trồng.
Công dụng của xơ dừa đối với nông nghiệp
Sở dĩ xơ dừa được nhiều bà con nông dân tín dụng đó là xơ dừa là một nguồn vật liệu đa năng. Trong nông nghiệp, xơ dừa có nhiều tác dụng trong việc chống xói mòn đất, dùng để phủ lên một bề mặt chống nóng, tăng độ ẩm khi bạn trộn xơ dừa với đất để tạo điều kiện cho đất trở nên tơi xốp hơn mà màu mỡ hơn. Xơ dừa còn được tận dụng trong việc trong việc làm tăng kích thích đâm chồi, tạo rễ cho cây, giúp cho bộ rễ khỏe mạnh đầy đủ.

Ngoài ra, xơ dừa còn được tận dụng để làm giá thể hoặc bạn có thể dùng xơ dừa cho việc gieo hạt giống ở trong giai đoạn cây nhỏ. Chính hỗn hợp này là những bước đệm đầu tiên giúp cho cây con phát triển một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn bình thường. Hơn nữa, xơ dừa là nguyên liệu dễ mua cũng dễ sử dụng có độ bền cao và nhẹ nhưng không kém phần dai nhất định nên có thể dùng làm áo chống đạn.
Tuy nhiên khi sử dụng xơ dừa chúng ta cần có một số lưu ý nhất định, nhất là những bạn lần đầu sử dụng xơ dừa để bón phân cho cây trồng. Trong quá trình sử dụng, xơ dừa có một nhược điểm đó chính là thành phần chất chát có trong xơ dừa chứa khá nhiều so với các thành phần khác thế nên khi sử dụng bạn nên ủ kỹ cho xơ dừa trở nên hoai mục hẳn rồi mới bắt đầu sử dụng, để tránh tình trạng làm ảnh hướng đến sự phát triển của bộ rễ.
Cách ủ xơ dừa bằng Trichoderma
Trong tất cả thành phần của xơ dừa có chứa Tanin và Lignin, đây là 2 chất gây cản trở trực tiếp đến quá trình sự phát triển của cây trồng. Do tính chất khó phân hủy của 2 chất này nên dễ dàng gây tắc đường ống hút không khí và dinh dưỡng sẽ không đến được với cây trồng và lâu dân có thể làm chết cây.Vì thế bạn nên xử lý xơ dừa trước khi sử dụng cho cây trồng, để loại bỏ những chất có hại Tanin và Lignin, hiện nay có rất nhiều cách phổ biến.
Xử lý xơ dừa
Có nhiều cách để loại bỏ chất độc Tanin và Lignin có trong xơ dừa nhưng các phổ biến nhất là tách Tanin và Lignin ra khỏi xơ dừa. Bạn cần xử lý xơ dừa thành mụn xơ dừa bằng cách sử dụng máy xay chuyên dụng để nghiền nát. Phần xơ dừa thô sau khi được tách ra khỏi quả dừa thì cần được băm nhỏ và mịn mới có thể thực hiện cách ủ xơ dừa bằng Trichoderma được. Bạn có thể sử dụng tay nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn bình thường.

Tách chất chát Tanin
Xơ dừa khô sau khi đã tách vỏ từ trái ra bạn đem đi ngâm với 100 lít nước trong vòng khoảng từ 2 đến 3 ngày. Sau đó, bạn đổ nước trong thùng ra và giữ lại phần xơ dừa. Để đảm bảo Tanin được loại bỏ hoàn toàn thì bạn cần phải lập lại thao tác này 3 đến 4 lần và quan sát nước ngâm có màu sẫm và phần xơ có màu đỏ. Thì đó là biểu hiện của việc Tanin đã được loại bỏ triệt để khỏi xơ dừa.
Tách chất chát Lignin
Để tách được Lignin bạn cần một thùng nước sạch và trộn với 2kg vôi, khi bạn dùng vôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như công sức bỏ ra mà lại còn hiệu quả trong việc tách Lignin. Bằng cách mụn dừa tươi sau khi tách Tanin bạn tiếp tục cho vào thùng đã được hòa tan vôi trong nước. Ngâm mụn dừa trong hỗn hợp từ 5 đến 7 ngày đợi cho Lignin có thể hòa tan vào nước hoàn toàn. Sau đó vớt ra xả sạch nước và ngâm nước sạch 1 ngày nữa.
Làm như thế cho đến 2,3 lần thì chất độc Lignin hoàn toàn được loại bỏ. Bạn nên vắt kiệt nước còn tồn đọng lại trong xơ dừa và mụn xơ dừa.
Cách ủ xơ dừa với Trichoderma
Sau khi đã được xử lý bằng cách ngâm tách để loại bỏ Tanin và Lignin thì các bạn tiến hành trộn xơ dừa với nấm Trichoderma và đảo thật đều để tạo được độ tơi xốp hiệu quả nhất.
Cách ủ xơ dừa với trichoderma rất đơn giản, các bước tiến hành chi tiết như sau:
- Bước 1: các bạn hãy sử dụng mụn dừa đã được xử lý để trộn chung với nấm trichoderma mua được theo lượng: 1 gói trichoderma bacillus Đức Bình 200gr + 1 gói chế phẩm EMZEO 200gr xử lý ủ cho 300 kg xơ dừa. Tưới nước sạch để đạt độ ẩm ủ 55%
- Bước 2: trộn đều hỗn hợp để để đảm bảo độ tơi xốp, sau đó đậy ủ bằng bạt đã chuẩn bị.
- Bước 4: kiểm tra thường xuyên hỗn hợp 3 – 5 ngày một lần, lặp đi lặp lại trong khoảng 3 tuần.
- Bước 5: tới khi mụn xơ dừa đã có màu nâu đen thì nghĩa là hỗn hợp đã hoàn thành để sử dụng.

Sau khi ủ xơ dừa với nấm trichoderma thành công. Bạn có thể bắt đầu sử dụng để bón phân cho cây. Đối với những hộ gia đình sử dụng phương pháp trồng rau thủy canh trên ban công, bạn cũng có thể sử dụng xơ dừa một cách bình thường, xơ dừa vẫn phát huy hết công dụng của mình bất kể là phương pháp nào trồng trọt nào.
Công dụng của xơ dừa ủ bằng Trichoderma
Thành phẩm của hai nguyên liệu xơ dừa và nấm Trichoderma là một hỗn hợp chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho cây trồng, nguồn đất, nguồn nước và cả môi trường sống xung quanh con người. Phân bón từ hỗn hợp này giúp cây phòng ngừa các bệnh thường gặp trên rễ của cây, hạn chế các tác nhân mắc sâu bệnh của các giống cây trồng khác và hạn chế luôn cả các bệnh trên thân cây như héo rũ và thối rễ.

Trichoderma giúp phân hủy các chất từ xơ dừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cung cấp tất cả các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi giúp cây hấp thụ tốt và tiêu hóa một cách dễ dàng. Cùng cấp luôn một hệ sinh thái lợi khuẩn giúp cho nguồn đất trở nên màu mỡ và tơi xốp giúp rễ bám chặt và tránh bị xói mòn.
Đọc ngay:
Mua nấm trichoderma ủ xơ dừa hiệu quả nhất ở đâu?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp các chế phẩm sinh học trichoderma ủ xơ dừa với đầy đủ chủng loại và đa dạng mức giá khác nhau. Nếu bạn là một người không am hiểu về chế phẩm vi sinh, bạn nên chọn những địa chỉ có uy tín và chất lượng trên thị trường, đừng vì những sản phẩm giá rẻ mà quên đi chất lượng thực sử của sản phẩm. Tại Vinong Sinh học Đức Bình, chúng tôi có cung cấp toàn bộ những chế phẩm sinh học chuyên biệt để ủ các loại phân bón hữu cơ.
Hơn nữa, nhà cung cấp vì nông còn có đầy đủ những sản phẩm nông nghiệp giúp cho bà con nông dân có thể đạt được mùa màng bội thu. Đây là chỉ uy tín và quen thuộc của bà con nông dân từ bấy lâu nay.
Những thông tin được cung cấp trong bài viết hướng dẫn cách ủ xơ dừa bằng nấm Trichoderma vừa rồi là những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, hy vọng những kiến thức được trình bày trong bài viết sẽ thực sự giúp đỡ cho các bạn trong việc tìm hiểu cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm sinh học trichoderma.
Mọi thắc mắc về ” Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma” mời các bạn liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua SĐT/Zalo: 0915.79.80.85 để được tư vấn miễn phí nha!
Xem thêm: Cách ủ trấu hoai mục bón cây