Bã cà phê có thể tận dụng để làm chất trồng và phân bón cực kỳ hiệu quả. Chúng không chỉ giúp cải tạo đất mà còn bảo vệ và nuôi dưỡng cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ủ bã cà phê bón cây rất đơn giản với các chế phẩm sinh học chuyên dụng.
Nội dung chính
Bã cà phê có tác dụng như thế nào với cây trồng?
Tưởng chừng chỉ là một loại rác bỏ đi nhưng thực tế bã cà phê lại mang đến nhiều công dụng, lợi ích cho cây trồng.
Bã cà phê bón cây
Bã cà phê sau khi được sử dụng vẫn có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, kali, magie,…Bởi vậy, bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để làm phân bón cho cây trồng. Các thành phần dinh dưỡng trong bã cà phê sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Bã cà phê rất phù hợp để làm phân bón cho một số loại cây trồng ưa môi trường đất axit như cà rốt, hành tây, khoai tây, khoai lang,…

Cải tạo đất trồng
Đất trồng sử dụng nhiều năm sẽ bị hao hụt nhiều chất dinh dưỡng. Để cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, bạn có thể rắc bã cà phê lên đất xung quanh gốc cây. Sau đó bạn tưới nước vào để bã cà phê ngấm dần vào đất. Bã cà phê bị phân hủy sẽ tạo ra nguồn dinh dưỡng cho đất trồng để đất trở nên tốt hơn. Cây sẽ hấp thụ nguồn dưỡng chất này một cách từ từ để sinh trưởng, phát triển.
Giữ ẩm cho đất
Bã cà phê được bón vào đất nơi gốc cây sẽ giúp cho đất trở nên giàu dinh dưỡng và tơi xốp hơn. Bên cạnh đó, khả năng giữ ẩm của đất cũng cũng nâng cao. Đây cũng là điều kiện tốt để cây trồng hấp thụ nước và dinh dưỡng một cách ổn định.
Bã cà phê bón cây trừ kiến và sâu bệnh
Kiến là côn trùng có hại cho cây ăn quả và cây rau màu. Trong bã cà phê có chứa thành phần với tên gọi là Nito. Hoạt chất này làm cho chân kiến bị bỏng. Bởi vậy kiến sẽ tránh xa nếu cây trồng được bón bã cà phê.
Bên cạnh đó, bã cà phê còn có tác dụng như một loại thuốc bảo vệ thực vật. Để phòng trừ sâu bệnh hại cây, bạn hãy mang bã cà phê đi phơi khô, sau đó rang lại. Tiếp đó, rải đều bã cà phê xung quanh gốc cây. Như vậy sẽ giúp phòng chống sâu bệnh hại cây trồng.

Quy trình ủ bã cà phê bón cây với chế phẩm vi sinh
Bã cà phê mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cây. Tuy nhiên nếu để nguyên như vậy để bón cây thì cây trồng sẽ không thể hấp thụ được dưỡng chất. Bởi vậy trước khi bón cho cây, bạn cần ủ bã cà phê cho hoai mục để cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt khi được kết hợp với các chế phẩm vi sinh chuyên dụng thì cây trồng càng phát triển tốt hơn.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu ủ bã cà phê
- Bã cà phê xay nhỏ và đã được ủ trong 5 ngày
- Phân chuồng
- Chế phẩm sinh học Nấm trichoderma bacillus và EMZEO
- Phân lân, ure
- Mật rỉ đường
- Nước sạch
- Các dụng cụ: cào, xẻng, bạt che,…

Bước 2: Lựa chọn vị trí ủ phân cà phê phù hợp
Để quy trình ủ bã cà phê bón cây thuận lợi, bạn nên lựa chọn các khu vực thông thoáng, rộng rãi, đảm bảo không bị ngập nước và tránh được mưa. Để tránh bị ngập nước, bạn cũng nên phủ bạt ở dưới sau đó tiến hành xử lý nguyên liệu. Trước tiên, bạn cần làm ẩm bã cà phê bằng cách tưới nước lên đó. Sau đó trộn đều bã cà phê với phân chuồng, lân, ure.
Bước 3: Trộn với chế phẩm vi sinh
Hòa chung chế phẩm EMZEO và nấm Trichoderma Đức Bình với nước sạch để tạo thành dịch men. Tiếp đó, bạn bổ sung mật rỉ đường vào hỗn hợp dịch men với một tỷ lệ thích hợp.
Cứ sau 1 lớp hỗn hợp bã cà phê dày khoảng 15-20 cm, bạn tưới lên một lớp men vi sinh sao cho vừa đủ độ ẩm khoảng 50%. Lặp lại thao tác này đến khi hết toàn bộ lượng bã cà phê cần ủ. Tiếp đó, trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau và vun thành đống lớn. Cuối cùng là phủ bạt đậy kín đống ủ để giữ kín khí và độ ẩm, đồng thời tránh ruồi nhặng xâm nhập vào chất ủ.

Bước 4: Bổ sung nước, chế phẩm sinh học
Sau khi ủ được khoảng 7 ngày, bạn cần kiểm tra tình trạng của chất ủ. Trường hợp lớp ngoài cùng của đống ủ bã cà phê bón cây có màu đen và nhiệt độ khoảng 60 độ thì bạn đậy kín bạt và ủ tiếp. Tuy nhiên nếu đống ủ chưa chuyển sang màu đen, tức là chất ủ có thể bị thiếu độ ẩm và men vi sinh. Lúc này bạn có bổ sung thêm nước và chế phẩm EMZEO, nấm Trichoderma. Tuy nhiên cần lưu ý tưới đều với độ ẩm phù hợp. Sau đó đậy kín bạt và ủ tiếp như ban đầu.
Bước 5: Đánh giá thành phẩm
Bạn ủ hỗn hợp bã cà phê thêm khoảng 20 nữa. Sau đó bạn kiểm chất lượng đống ủ lần nữa. Nếu ủ đúng cách thì trên bề mặt của đống ủ bã cà phê sẽ có lớp vi sinh màu trắng. Nếu đống ủ bị khô và không có lớp màu trắng thì bạn cần bổ sung độ ẩm và ủ tiếp.
Sau khoảng 4-5 tháng thì hỗn hợp bã cà phê sẽ hoàn toàn hoai mục thành dạng mùn, khô và không có mùi hôi. Đây là lúc bạn có thể dùng bã cà phê bón cây. Tùy từng loại cây trồng mà bạn sử dụng liều lượng khác nhau. Bạn cũng có thể dùng túi nilon để bảo quản phân hữu cơ này dùng dần.
Lưu ý khi ủ bã cà phê bón cây
Bã cà phê có nhiều tác dụng tốt cho cây trồng. Thế những loại phân hữu cơ này cũng có một số hạn chế bạn cần lưu ý để sử dụng hiệu quả nhất.
Có thể gây ra tình trạng úng rễ, chết cây
Đặc điểm nổi bật của bã cà phê là có khả năng giữ ẩm rất tốt. Các hạt mịn trọng bã cà phê hoạt động tương tự như miếng bọt biển, giữ ẩm trong đất. Điều này là ưu điểm nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cây nếu bạn tưới quá nhiều nước và thường xuyên. Nước có thể bị đọng trong phân bón bã cà phê gây nên tình trạng úng rễ. Do đó bạn cẩn trọng khi sử dụng loại phân hữu cơ này để tránh sự cố về ứ nước, thối rễ.

Cây có thể bị một số loại nấm, sâu bệnh gây hại
Bã cà phê mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng. Khi dùng bã cà phê bón cây cũng đồng thời bạn cung cấp cho các loại nấm, sâu bệnh một môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi, phát triển. Chính vì thế ủ bã cà phê với các loại chế phẩm sinh học như nấm Trichoderma, EMZEO Đức Bình là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Các vi khuẩn hữu hiệu, các enzyme trong chế phẩm sinh học sẽ giúp chống lại các loại nấm, vi khuẩn, sâu bệnh có hại cho cây trồng.
Gây ức chế tăng trưởng
Trong bã cà phê vẫn còn tồn tại hàm lượng lớn caffeine. Bởi vậy khi bón trực tiếp cho cây thì hoạt chất này có thể ức chế sự phát triển một số loài cây, đặc biệt là với cây non. Do đó bạn nên cân nhắc để sử dụng bã cà phê làm phân bón với một lượng phù hợp và nên trộn với các loại phân hữu cơ khác để bón cho cây trồng.
Kết luận
Bạn đã thấy những tác dụng tuyệt vời của bã cà phê đối với đất và cây trồng. Để sử dụng nguyên liệu này một cách tốt nhất, bạn hãy áp dụng phương pháp ủ bã cà phê bón cây hướng dẫn ở trên. Khi ủ bã cà phê đừng quên sử dụng chế phẩm EMZEO và nấm Trichoderma của Vinong sinh học Đức Bình để mang đến hiệu quả tốt hơn.
⫸ Xem thêm: Bã trà bón cây có tốt không? Hướng dẫn cách ủ bã trà làm phân bón đúng kỹ thuật
⫸ Xem thêm: Hướng dẫn cách ủ rơm rạ lá cây nhanh hoai mục, giàu dinh dưỡng
⫸ Xem thêm: Cách ủ phân bò bằng nấm trichoderma